Phát triển thương hiệu

Thương hiệu là một trong những tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, nó cần phải được làm cẩn thận để đảm bảo sự phát triển đúng đắn và thực sực đại diện cho doanh nghiệp. Thương hiệu sẽ được định hình một cách tối ưu nhất thông qua quá trình nghiên cứu và đầu tư xây dựng, nhưng nó chỉ dẫm chân tại chỗ nếu không có chiến lược phát triển. Đối với việc kinh doanh thương mại điện tử, chỉ cần nhanh một bước là đã chiếm lĩnh được rất nhiều ưu thế. Sức mạnh của thương hiệu chính là danh tiếng, khả năng hiển thị, khả năng ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với khách hàng, hãy xem đây là yếu tố cốt lõi và giành sự đầu tư đặc biệt cho nó.
Để có chiến lược phát triển thương hiệu thực sự hiệu quả, trước khi cố gắng định nghĩa thương hiệu của mình bạn cần thực hiện một số thăm dò chuyên sâu, đứng trên cương vị là mộ khách hàng hoặc là đối thủ cạnh tranh để nhìn tổng thể doanh nghiệp. Nhìn lại chính mình bằng hình ảnh rõ ràng nhất để thấy được mục đích, tình trạng và vị trí hiện tại đang có, khi đó hãy xác định xem đâu là điểm mạnh, điểm yếu còn đâu là cơ hội.
Phát triển thương hiệu không phải là câu chuyện của ngày một ngày hai mà nó cần có quá trình và phát triển theo từng bước cụ thể. Từng hành động bạn đang làm với thương hiệu của mình không chỉ là tác động một chiều mà nó là sự ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài. Phát triển thương hiệu bạn không thể làm một mình mà nó là nỗ lực chung từ: khách hàng, nhân viên, độc giả tiếp xúc qua mạng xã hội và bất cứ ai có tương tác với doanh nghiệp cũng đóng vai trò trong việc đình hình thương hiệu.

Để phát triển thương hiệu bền vững bạn cần:

  • Xác định chiến lược kinh doanh tổng thể: Bản chất của thương hiệu là đầy hứa hẹn và khả năng mang lại, nếu chiến lược kinh doanh tổng thể có mục đích rõ ràng thì việc phát triển thương hiệu sẽ giúp bạn nắm lấy nó.
  • Xác định được khách hàng mục tiêu và nhóm khách hàng tiềm năng: việc tìm hiểu về hành vi mua sắm của nhóm khách hàng này thông qua hoạt động của họ trên mạng xã hội rất quan trọng. Từ điều này bạn sẽ dễ dàng phân loại và có chính sách tiếp cận phù hợp hơn.
  • Định vị thị trường (phát triển đinh vị thương hiệu): điều này chính là sự khẳng định mạnh mẽ với khách hàng sự khác biệt của bạn với đối thủ, nêu rõ lý do tại sao khách hàng phải chọn sản phẩm của bạn mà không phải của một doanh nghiệp nào khác.
  • Phát triển tên, logo, khẩu hiệu doanh nghiệp: nhận diện thương hiệu thông qua tên, hình ảnh, logo, khẩu hiệu là các làm có tính định hình, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quảng bá thương hiệu.
  • Phát triển trang web: kinh doanh thương mại điện tử đặc biệt đề cao vai trò của website khách hàng sẽ quay lại để tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp nhiều hơn tại đây. Web phải chứ nội dung quý giá, đặc biệt chăm chút về thiết kế, sự logic là điều khách hàng mong đợi để nhanh chóng tìm ra thứ họ muốn. Ngoài ra việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) sẽ hỗ trợ đưa khách hàng về với web của bạn cao hơn.
  • Định hướng phát triển nội dung nhất quán: Kinh doanh thương mại điện tử đòi hỏi định hướng nội dung trên website và các kênh hỗ trợ phải nhất quán. Đầu tư vào việc xây dưng nội dung làm tăng khả năng hiện thị và danh tiếng, hãy đảm bảo những thứ khách hàng nhận được đều có giá trị, thực sự bổ ích và đáp ứng được nhu cầu thông tin đang cần. Nên nhớ rằng, sức mạnh của thương hiệu được định hướng bằng dnah tiếng và tầm nhìn.
  • Xây dựng công cụ tiếp thị đủ mạnh: đừng để khách hàng mất quá nhiều thời gian để tìm thấy bạn, trong khi doanh nghiệp có thể tận dụng rất nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau để tiếp cận khách hàng. Tận dụng tất cả các kênh có thể tiếp cận với người dùng và tận dụng nó bằng cách đầu tư có hiệu quả.
  • Liên tục theo dõi, phát hiện và điều chỉnh: một khi đã bỏ thời gian xây dựng và phát triển bạn phải thực hiện nó với quyết tâm cao nhất. Bạn cần liên tục theo dõi từ tổng thể đến chi tiết, điều này giúp bạn chắc chắn được chiến lược mình đưa ra phù hợp hay chưa và có sự điều chỉnh kịp thời để không làm ảnh hưởng đến kỳ vọng phát triển thương hiệu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.